Chúng ta vẫn thường hay nghe nói hạn chế hoặc không nên ăn thịt đỏ vì nó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các loại thịt có khả năng gây ung thư cao nhất vào ngày 26/10/2015.
Các loại thịt có khả năng gây ung thư cao nhất
Theo các chuyên gia của Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF), trong các loại thịt, thì thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích có khả năng gây ung thư lớn nhất cho con người, xếp nhóm 1 cùng nhóm với thuốc lá, rượu, amiăng, thạch tín và khí thải dầu diezel. Các loại thịt đỏ như bò, heo, cừu… xếp nhóm 2 cùng nhóm với chất glyphosate chứa trong thuốc diệt cỏ.
Đây là kết quả nghiên cứu nhiều năm của 22 chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), xem xét hơn 800 nghiên cứu tại nhiều châu lục, cho thấy thịt chế biến sẵn có chứa các chất gây tổn thương ADN khiến người ăn dù chỉ tiêu thụ 1 lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Các phương pháp chế biến thịt như hun khói, ướp muối, tăng mùi vị hoặc cho chất bảo quản cũng sản sinh thêm những chất gây ung thư trong thịt.
Đồng thời, tiền thân của các loại thịt chế biến sẵn là thịt đỏ (bò, heo, cừu…) có chứa chất heme, chất tạo nên màu đỏ của thịt, có khả năng gây tổn thương niêm mạc ruột, tăng nguy cơ ung thư. Việc chiên, nướng thịt đỏ cũng sinh ra các chất làm phát triển các tế bào ác tính. Nguy cơ ung thư cao nhất do tiêu thụ các loại thịt đỏ là ung thư ruột, ngoài ra còn liên quan đến ung thư tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
So với người không ăn thịt, người ăn thêm mỗi 50gr thịt chế biến (1 cái xúc xích, 3 lát thịt hun khói…) mỗi ngày bị tăng nguy cơ ung thư 17%, và 100gr thịt đỏ mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư 18%.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, người ăn nhiều thịt có nguy cơ bị ung thư ruột cao gấp đôi người không ăn. Người ăn nhiều thịt đỏ lại không ăn nhiều rau xanh và hoa quả, loại thực phẩm có khả năng chống ung thư, thì mắc bệnh ung thư càng cao hơn. Nếu cộng thêm hút thuốc lá nữa thì tăng nguy cơ ung thư gấp 20 lần.
Lời khuyên của WCRF đưa ra là để giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột là mỗi người chỉ nên ăn không quá 500g (trọng lượng sau khi đã nấu chín) các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu mỗi tuần (70g/ngày). Nên tránh tối đa các loại thịt chế biến như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích.
Tất nhiên, công bố này của WHO ngay lập tức gặp sự phản đối của Hiệp hội Gia súc Mỹ, Hiệp hội thịt bò Mỹ, nhưng đối với người tiêu dùng có lẽ đây là thông tin vô cùng hữu ích.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để có cuộc sống khỏe mạnh
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức, chuyên gia, giáo sư, bác sĩ như Hiromi Shinya, Herman Ạihara, lương y Ngô Đức Vượng, Theodore Baroody, Don Colbert, Felicia Drury Climent… khuyên chúng ta nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Các trường phái thực dưỡng thuận tự nhiên, các chế độ ăn uống để chữa bệnh…ra đời, và dù là trường phái nào thì các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên hạn chế hoặc tránh dùng các loại thịt đỏ. Thay vào đó, con người nên dùng nhiều hơn các loại rau củ quả, ngũ cốc hữu cơ, không bị biến đổi GEN để bảo vệ sức khỏe.
Xin trích một phương pháp ăn uống để giữ sức khỏe của giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya để mọi người cùng tham khảo:
Chế độ ăn
Giáo sư Hiromi Shinya đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: 1 bữa ăn tốt là một bữa ăn chứa 85 – 90% là thực vật, 10 – 15% còn lại là protein động vật.
Trong 85 – 90% thực vật sẽ có:
- 50% là ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, đậu.
- 30% là rau xanh và các loại củ
- 5- 10% còn lại là trái cây và các loại hạt.
Còn 10 – 15% protein động vật gồm:
- Các loại cá nhưng tốt nhất là cá nhỏ
- Gia cầm như gà, vịt nhưng chỉ với 1 lượng nhỏ
- Thịt bò, cừu, lợn: nên giới hạn hoặc không dùng
- Trứng, sữa đậu nành, sữa gạo…
Thực phẩm thêm vào bữa ăn
- Các loại trà thảo dược
- Viên rong biển
- Men bia (nguồn cung cấp đa dạng các loại vitamin B khoáng chất)
- Phấn hoa của ong và sáp ong
- Chất bổ sung enzim
- Chất bổ sung vitamin và khoáng chất
Thực phẩm và những chất nên tránh hoặc giới hạn:
- Các chế phẩm từ sữa như sữa bò, pho mát, yagurt, các loại sản phẩm từ sữa khác.
- Trà xanh Nhật Bản, trà Trung Quốc, trà Anh (giới hạn 1 đến 2 cốc 1 ngày)
- Cà phê, bánh kẹo và đường
- Nicotine
- Thức uống có cồn
- Chocolate
- Mỡ và dầu ăn
- Muối ăn thông thường
Khuyến nghị nên thêm vào chế độ ăn uống
- Dừng ăn và uống khoảng 4 đến 5 giờ trước khi đi ngủ
- Nhai kỹ từ 30 đến 50 lần
- Không ăn trái cây giữa bữa ăn
- Ăn và uống nước trái cây khoảng 30 – 60 phút trước bữa ăn
- Ăn cả hạt ngũ cốc hoặc ăn ngũ cốc chưa qua tinh chế
- Ăn nhiều thực phẩm sống hơn hoặc hấp sơ. Nấu ở nhiệt độ trên 118 độ sẽ giết nhiều enzyme.
- Không ăn thực phẩm bị oxy hóa
- Ăn những thực phẩm đã lên men
- Giữ kỷ luật với bữa ăn của bạn.
Chế độ uống
Nước uống tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Vì nước chiếm 70% cơ thể, là thành phần quan trọng cấu tạo nên hầu hết các bộ phận của cơ thể. Nước tốt chứa nhiều khoáng chất và có tính kiềm mạnh, có thể cung cấp vi khoáng và kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
- Người lớn nên uống ít nhất 6 đến 10 ly nước mỗi ngày
- Uống 1 – 3 ly sau khi thức dậy buổi sáng
- Uống 2 – 3 ly trước bữa ăn một giờ
- Nên lựa chọn nước tốt để uống hàng ngày, chẳng hạn như nước ion kiềm hóa (nước điện giải ion kiềm)