Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống. Thay đổi thói quen ăn uống có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điểu trị ung thư. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư mà chỉ chú trọng quá trình chữa trị. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người.
Bệnh nhân ung thư thường ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng – Giám đốc bệnh viện ung bướu TP.HCM nhấn mạnh: Đa số người bệnh ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng & nước uống để cải thiện tình trạng sức khỏe. Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Ngoài ra, tình trạng suy nhược cơ thể còn do phản ứng phụ phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị là do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị, làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và làm giảm thời gian sống của người bệnh
Vì vậy lúc này dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị sẽ giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị đồng thời giúp cho bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng, một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao… sẽ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung. Bệnh nhân có thể chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất, chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ, căng thẳng, lo âu quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản. Đối với các loại tinh bột, bệnh nhân ung thư nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, các chất phụ gia gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Bệnh nhân ung thư cũng cần bổ sung nhiều loại rau quả: nên chọn các loại rau quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu là rau quả được trồng hữu cơ thì càng tốt. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do chúng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khoẻ để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề.
Nhưng khi bị bệnh và trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư sẽ dễ xảy ra tình trạng biếng ăn. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi, hoặc do những tác dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị… Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Dù với bất kỳ lý do gì, tình trạng biếng ăn cũng cần phải cải thiện để đảm bảo sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân nên ăn nhiều vào bữa sáng (1/3 năng lượng cả ngày) và chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Nên ăn những loại thức ăn giàu năng lượng, uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố… nên đa dạng hoá thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ không còn nữa sau khi chấm dứt điều trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cáchsúc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ.
Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần lưu ý: nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nước bọt nhiều hơn, tránh ăn nhiều đường; vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày; uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút…
Còn nếu bệnh nhân bị đau và nhiễm trùng miệng, hầu, họng… do đang phải chịu xạ trị, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng thì nên tránh xa các loại đồ ăn, thức uống có vị cay nồng, cứng, khó nuốt. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai nuốt như trái cây mềm, bột ngũ cốc nguyên hạt tự làm, rau xanh,…
Hầu hết các bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Do đó người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…
Đặc biệt, uống đủ nước cũng là một phần góp phần tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, người bệnh thường ngại uống nước. Nhưng với bệnh nhân ung thư, các chuyên gia khuyên là nên uống 8-12 ly nước tốt mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước đun sôi để nguội, nước điện giải ion kiềm, nước ép rau củ quả…
Điều quan trọng là bệnh nhân nên uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein. Táo bón cũng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, ít hoạt động thể lực và do những tác động bởi liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón: ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày; nên đi bộ, vận động, tập thể dục thường xuyên…
Áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hợp lý để người bệnh có đủ sức khỏe đẩy lùi căn bệnh này. Ngoài quan tâm đến việc ăn uống, bệnh nhân cũng nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu căng thẳng, thương xuyên tập thể dục, thể thao vì hai yếu tố trên sẽ giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư hiệu quả.
Nguồn: www.ioniavietnam.com