Vitamin B2 thuộc nhóm vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong việc suy trì sự khỏe mạnh ở người. Vậy vitamin B2 có tác dụng gì và lượng viatmin B2 cần thiết cho cơ thể là nhiêu?
Tìm hiểu vitamin B2 là gì?
Vitamin B2 còn được gọi là vitamin G.Lactoflavin hoặc Riboflavin. Vitamin B2 là loại sinh tố tan trong nước và thuộc vitamin nhóm B.
Trong tự nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B2 có thể kể đến như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách… Hàm lượng vitamin B2 trong thịt động vật cao hơn thực vật. Khi chế biến thức ăn, tỷ lệ vitamin B2 mất đi có thể lên đến 15 – 20% thậm chí là 50 – 70%.
Cơ thể người hấp thụ vitamin B2 chủ yếu ở tá tràng. Khi vào cơ thể vitamin B2 được biến đổi thành hai coenzym: FAD (flavin adenin dinucleotid) và FMN (flavin mononucleotid) rất cần cho sự hô hấp của mô. Coenzym FMN có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống vận chuyển điện tử của cơ thể. Một lượng nhỏ vitamin B2 được dự trữ ở tim, gan, thận, lách dưới dạng coenzym. Vitamin B2 được thải ra ngoài chủ yếu theo nước tiểu, nó là thành phần làm cho nước tiểu có màu vàng, còn lại một phần nhỏ thải trừ theo phân.
Vitamin B2 có tác dụng gì? Lượng vitamin B2 bổ sung cho cơ thể là bao nhiêu?
Vitamin B2 đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người như:
- Là thành phần cấu tạo quan trọng của các men oxydase.
- Vitamin B2 trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên.
- Giúp khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào.
- Giúp chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động.
- Tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (có vị trí quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).
- Việc bổ sung đủ lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được nhiều loại bệnh như bệnh thiếu máu, bệnh đục nhân mắt, chứng đau nửa đầu, hội chứng viêm ống cổ tay, viêm âm đạo và bệnh tắc tuyến bã nhờn mãn tính.
Lượng vitamin B2 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày theo khuyến cáo:
Trẻ em
- Trẻ sơ sinh -6 tháng tuổi: 300 micrograms (mcg) /ngày
- Từ 6-12 tháng: 400 mcg/ngày
- Từ 1-3 tuổi: 500 mcg/ngày
- Từ 4-8 tuổi: 600 mcg/ngày
Nam giới
- Từ 9-13 tuổi: 900 mcg/ngày
- Từ 14 tuổi trở lên: 1.3 milligrams (mg) /ngày
Nữ giới
- Từ 9-13 tuổi: 900 mcg /ngày
- Từ 14-18 tuổi: 1.0 mg /ngày
- Từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg /ngày
- Phụ nữ mang thai (từ 19 tuổi trở lên): 1.4 mg /ngày
- Phụ nữ cho con bú (từ 19 tuổi trở lên): 1.6 mg /ngày
CÁC BÀI VIẾT SỨC KHỎE KHÁC:
Người nào sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B2
Người nghiện rượu: các nghiên cứu cho thấy uống nhiều rượu sẽ làm giảm 50% khả năng hấp thụ vitamin B2. So với những người không uống rượu, những người uống nhiều rượu sẽ cần lượng vitamin B2 nhiều hơn gấp 5-10 lần.
Vận động viên, người luyện tập thể dục thể thao với tần suất cao: những người luyện tập thể thao nhiều, thường xuyên thì cơ thể của họ phải hoạt động nhiều hơn người bình thường nên sẽ cần lượng vitamin B2 cao hơn lượng khuyến cáo gấp 15 lần. Điều này đặc biệt đúng với phái nữ khi chơi thể thao.
Người đang điều trị bệnh hoặc phải dùng thuốc thường xuyên: một số loại thuốc như thuốc tránh thai, chống trầm cảm và thuốc trị sốt rét sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 của cơ thể.
Cách bổ sung vitamin B2 cho cơ thể
Bạn có thể dùng các loại vitamin B2 tổng hợp dạng viên hoặc bổ sung từ các loại thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu dùng viên vitamin B2 tổng hợp, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không nên tự ý dùng vitamin B2 dạng viên để tránh trường hợp xảy ra tác dụng phụ không đáng có.
Trường hợp bổ sung vitamin bằng một số loại thực phẩm tự nhiên, thì bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì vitamin B2 rất nhạy cảm với ánh sáng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lưu trữ hoặc chế biến thực phẩm giàu vitamin B2 trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm mất đi 25% lượng vitamin này. Do đó, chúng ta nên bảo quản thực phẩm giàu vitamin B2 ở những nơi tối và mát.
Ăn thực phẩm chưa qua chế biến: vitamin B2 trong thực phẩm sẽ bị hao hút rất nhiều khi được chế biến. Do đó, chúng ta nên chọn những thực phẩm giàu vitamin B2 có thể ăn tươi, không cần chế biến hoặc chỉ cần chần sơ là có thể ăn.
Hạn chế uống rượu bia vì rượu bia se làm giảm hấp thu vitamin B2.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin B2 dễ tìm:
- Cá hồi: 3 oz cá hồi cung cấp 0.135 mg /1.7 mg lượng vitamin B2/ngày.
- Sầu riêng: cup sầu riêng cung cấp 0.21 mg/1.7 mg lượng vitamin B2/ngày
- Cà chua: 1 cup cà chua cung cấp 0.285 mg /1.7 mg lượng vitamin B2/ngày
- Một nửa cup nấm cung cấp 0.23 mg/1.7 mg lượng vitamin B2/ ngày
- Hạnh nhân: 1 oz quả hạnh nhân cung cấp 0.323 mg /1.7 mg lượng vitamin B2/ngày.
- Thịt cừu: 3 oz thịt cừu cung cấp 3.9 mg/1.7 mg lượng vitamin B2/ngày.
Quan tấm đến vấn đề vitamin B2 có tác dụng gì cũng như lượng vitamin cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiều để cung cấp cho cơ thể một cách hợp lý, giúp bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Nguồn bởi Ionia Việt Nam