Ung thư dạ dày là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay. Điều đáng nói là những thói quen hàng ngày có thể gây ung thư dạ dày.
Tìm hiểu chung về ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày còn được gọi là ung thư bao tử. Những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày khá mơ hồ và thường bị nhẫm lẫn với các biểu hiện của bệnh về dạ dày khác nên khó mà phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ung thư dạ dày thường không có biểu hiện triệu chứng, chỉ được phát hiện được tình cờ xét nghiệm hoặc nội soi dạ dày. Đến Khi có các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, đầy bụng, xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen là khi ung thư đã ở giai đoạn muộn. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao hơn ở nữ.
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có khả năng lan ra khắp dạ dày và lan đến các cơ quan khác trong cơ thể như thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Mỗi tế bào lót thành trong của dạ dày đều có thể trở thành dạng tế bào ung thư. Tế bào ung thư có thể phát triển thành khối u hoặc vết loét trong dạ dày hoặc và lây lan khắp toàn bộ thành dạ dày.
Ung thư dạ dày có 4 bốn giai đoạn. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn bốn thì có thể lan qua gan, tụy, hạch bạch huyết và các cơ quan khác, tiên lượng rất xấu. Nhưng nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi ung thư dạ dày có thể đạt 97,1 – 100%.
Nếu phát hiện ung thư dạ dày khi tế bào ung thư chưa di căn nơi khác và cũng chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch thì chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm ung thư dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến quá trình trị bệnh.
Mỗi năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM:
Những thói quen hàng ngày có thể gây ung thư dạ dày
- Tiêu thụ quá nhiều loại thức uống có tính axit
Các loại nước uống có có tính axit cao có thể kể đến đầu tiên là nước ngọt có ga, nước tăng lực, sau là rượu, bia… Tính axit trong các loại nước này có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Khi các tế bào phải thường xuyên làm việc trong môi trường axit, nó sẽ dễ bị hư hỏng, suy thoái. Do đó các bế bào sẽ tìm cách khắc phục, sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này, điều đó khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và rất yếu. Hiện tượng này là nguyên nhân phát sinh ung thư. Và các tế bào ung thư cũng phát triển, phát tán mạnh mẽ nhất là trong môi trường axit.
Không chỉ có tính axit, các loại nước này còn chứa rất nhiều hóa chất độc hại, nếu sử dụng lâu ngày, hóa chất sẽ tích tụ trong cơ thể gây ung thư.
Tiến sĩ Otto Warburg, người đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931 đã khẳng định rằng: “Các tế bào ung thư sống trong môi trường axit trong khi các tế khỏe mạnh lại sống trong môi trường kiềm.”
- Thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Sau một buổi tối ngủ 8 tiếng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể đã được tiêu hóa hết trong khi dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị tiêu hóa. Nếu bỏ ăn sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây ra đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày. Đồng thời các chất cặn bẩn tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày có thể kết lại thành sỏi và tăng nguy cơ ung thư.
- Ăn mặn
Nếu bạn ăn quá mặn, dạ dày sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Ăn mặn tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn chính gây nên trường hợp ung thư dạ dày. Các loại thức ăn chế biến sẵn ngày nay cũng chứa một hàm lượng muối rất cao. Kể cả khi chúng ta hạn chế không dùng nước chấm thì bạn vẫn có thể tiêu thụ hơn 6g muối/ngày. Lượng muối tiêu thụ càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày càng cao.
- Tiêu thụ quá nhiều thức ăn dầu mỡ
Ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ quá mức sẽ làm gia tăng lượng heterocyclic amines – một chất gây ung thư khi tích tụ với nồng độ quá cao.
- Luôn trong trạng thái căng thẳng, stress
Khi cơ thể stress, căng thẳng, cáu giận, cơ thể tiết ra hai hóc môn: adrenalin và noradrenalin làm tăng nhịp tim và hô hấp. Nếu tình trạng căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài hơn bình thường hoặc quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng chính cortisol cũng sẽ ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày. Cortisol làm tăng nồng độ axit clohidric và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Chúng ta nên chú ý thay đổi những thói quen hàng ngày có thể gây ung thư dạ dày để phòng tránh căn bệnh này từ xa, đồng thời bổ sung các loại thức ăn, nước uống giàu tính kiềm và chất chống oxy hóa để kiềm hóa cơ thể, loại bỏ gốc tự do, giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe.
Theo: http://ioniavietnam.com/