Phèn chua là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, có thể trong hoặc hơi đục. Tác dụng của phèn chua được nhắc đến nhiều trong y học cổ truyền.
Sơ lược về phèn chua
Phèn chua là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, có thể trong hoặc hơi đục. Phèn chua tan trong nước nhưng không tan trong cồn. Phèn chua còn có tên khoa học là Kali alum, nó là một loại muối sulfat kép của kali và nhôm. Phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2 và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2·12H2O. Phèn chua được sử dụng rộng rãi để làm tinh khiết nước, thuộc da, vải chống cháy và bột nở. Ngoài ra phèn chua còn được biết đến như là một chất giúp chữa nhiều loại bệnh trong y học.
Ngoài ra, phèn chua còn có nhiều tên gọi khác như vũ nát, vũ trạch, nát thạch, mã xĩ phàn, minh thạch, muôn thạch, tất phàn, sinh phàn, trấn phong thạch, khô phàn, minh phàn, phàn thạch..
BẠN ĐỌC QUAN TÂM:
6 tác dụng của phèn chua
Trong y học cổ truyền, phèn chua có vị chua, tính hàn, không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, thường dùng chữa một số bệnh ngoài da như: hắc lào,lang ben, chốc, nước ăn chân,…
Chữa hắc lào, chốc đầu: dùng phèn chua phi 4 phần, hàn the nung 1 phần, tán nhỏ, rây mịn, trộn đều, cho vào lọ đậy kín, dùng từ từ. Khi dùng rửa sạch vùng da bị tổn thương, sau đó chấm nước lá trầu không lên rồi rắc thuốc bột trên lên ngày hai lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh không còn nữa.
Trị mùi cơ thể: Dùng phèn chua phi, tán nhỏ, rây mịn cho vào lọ nút kín, tránh làm ướt bột. Sau khi tắm sạch, lau khô vùng nách, rồi lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Làm mỗi ngày một lần sau khi tắm. Trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi chất này.
Trị nước ăn chân: Ngâm với một ít phèn chua với nước trong chậu cho tan ra rồi ngâm chân vào, sau đó lau khô. Phèn chua có khả năng làm khô, chống ngứa và sát trùng nên trị nước ăn chân rất tốt. Người bệnh cần giữ chân luôn khô ráo, không lội nước bẩn kết hợp với ngâm nước phèn chua sẽ nhanh khỏi.
Khử mùi hôi chân do đi giày hoặc do ra nhiều mồ hôi chân: Nghiền phèn chua thành bột, rửa sạch chân, dùng khăn lau khô rồi xoa thuốc lên lòng bàn chân và các kẽ ngón chân. Làm thường xuyên như vậy sẽ giúp bàn chân luôn khô ráo và không gây mùi khó chịu.
Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới, viêm âm đạo: Dùng 4g phèn chua đập nhỏ, 3 lá trầu không. Lá trầu không rửa sạch, vò ra đun với 0,5 lít nước cho sôi kỹ, khi nước gần nguội thì cho phèn đã đập nhỏ vào khuấy tan. Hoặc cũng có thể dùng phèn chua, xà sàng tử, với lượng bằng nhau, tán nhỏ sắc nước. Dùng nước thuốc phèn chua rửa cửa mình vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng khí hư bạch đới, viêm âm đạo hiệu quả.
Thuốc xông rửa hỗ trợ trị bệnh trĩ: Dùng 12g phèn chua, hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi dùng lá chuối bọc kín, đun sôi khoảng 10 phút, để nguội bớt rồi dùng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.