Huyết áp cao là căn bệnh phổ biến và khá nguy hiểm, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, bệnh tình có thể nặng hơn dẫn đến tử vong do đột quỵ. Vậy huyết áp cao nên ăn gì?
Bệnh cao huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp trung bình tạo ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ…
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ khi nói huyết 120/80 mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80mmHg, mmHg là milimet thủy ngân – đơn vị dùng để đo huyết áp.
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền cao huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.
Người được xem là bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương >=85mmHg.
Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Dấu hiệu
- Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khi đo được >=135/85
- Nhức đầu, choáng váng, ù tai, hoa mắt, mất ngủ
- Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.
- Đỏ mặt, buồn nôn.
Tuy nhiên đa số người mắc bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, huyết áp cao) thường không có triệu chứng gì và nhiều người còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Đó là lý do vì sao cao huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Nguyên nhân
Di truyền: nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh cao huyết áp, thì bạn cũng có thể có khả năng cao huyết áp.
Do chế độ ăn uống: ăn mặn hoặc các loại thức ăn nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp.
Do một số bệnh mạn tính về thận, hay tiểu đường, hẹp động mạch chủ bẩm sinh…
Do lười vận động, béo phì, nghiện rượu
Stress, căng thăng
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tìm hiểu huyết áp cao nên ăn gì?
Dưới đây là 6 loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh cao huyết áp:
- Một số loai rau lá xanh
Những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, giúp trung hòa natri, cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, do đó mà huyết áp sẽ hạ.
Các loại rau lá xanh như rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali. Nên chọn các loại rau tươi xanh và chú ý cách chế biến để không làm hao hút lượng kali trong các loại rau này.
- Các loại quả mọng
Các loại quả mọng, đặc biệt là quả việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.
Một số loại quả mọng khác như quả mâm xôi, dâu tây… cũng có tác dụng cao trong việc hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
- Khoai tây
Trong thành phần của khoai tây có giàu hai loại khoáng chất là kali và magie giúp hạ huyết áp. Đồng thời, khoai tây còn cung cấp chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Củ cải đường
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của những người bị cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp trong vòng 24 giờ.
- Cháo yến mạch
Yến mạch rất giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo và natri thấp, có tác dụng tốt đối với người huyết áp cao.
Có thể ăn bởi cháo yến mạch vào buổi sáng để giúp điều hòa huyết áp cao và bổ sung năng lượng cho cả ngày dài năng động.
- Chuối
Nếu muốn cung cấp kali cho cơ thể để điều hòa huyết áp, bạn không thể bỏ qua quả chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày vì chuối là loại trái cây rất giàu kali. Chuối là loại thực phẩm dễ tìm, giá thành không quá cao, do đó chúng ta có thể bổ sung chuối thường xuyên trong các bữa ăn.
Ngoài ra, người bị huyết áp cao nên hạn chế ăn muối, vì muối chứa nhiều natri, là nguyên nhân hàng đầu gây cao huyết áp.
Nước điện giải ion kiềm có khả năng điều hòa huyết áp
Độ pH của máu luôn duy trì trong mức an toàn là 7.3 -7,45. Máu có chất đệm natri bicarbonate làm trung hòa các hợp chất axit mạnh ra khỏi các tế bào. Khi mức natri bicarbonate này là quá thấp, máu sẽ bị nhiễm toan (bị axit hóa) từ đó sẽ làm huyết áp tăng cao. Tiến sĩ Kancho Kuninaka, một trong những người tiên phong trong việc xử lý nước kiềm ion ở Nhật Bản nói rằng hầu như các bệnh nhân cao huyết áp đều có tình trạng nhiễm toan. Ông cho biết có nhiều trường hợp lâm sàng thành công khi sử dụng nước kiềm pH cao, nước kiềm sẽ cân bằng môi trường axit làm giảm huyết áp.
Có một số giả thuyết giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, máu có độ pH cao sẽ chứa nhiều oxy hơn, vì vậy trái tim không phải làm việc nhiều, làm giảm áp lực cho tim. Thứ hai, độ nhớt của máu có pH cao sẽ làm cho tim không cần bơm mạnh cũng làm giảm gánh nặng cho tim. Thứ ba, có thể là các ion canxi (chất khoáng) trong nước kiềm ion hóa có thể hòa tan các mảng bám và cholesterol tích tụ trong thành động mạch, do đó lòng động mạch sẽ bớt hẹp và thông thoáng giúp cho máu lưu thông được dễ dàng.
Một điều cũng vô cùng quan trọng nữa là cấu trúc của phân tử nước ở cấp độ tế bào. Ví dụ như: nước đóng chai, nước máy, nước ngọt, nước uống thể thao cụm phân tử lớn gồm 30-100 phân tử, các tế bào sẽ khó tiếp nhận, nước sau đó sẽ đi xung quanh tế bào và thoát ra ngoài. Còn nước điện giải ion kiềm có các cụm nước nhỏ từ 3 – 5 phân tử, dễ dàng chui qua màng tế bào thông qua kênh dẫn nước của màng tế bào và khiến máu được loãng hơn từ đó máu lưu thông được dễ dàng và sẽ làm giảm huyết áp.