Thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả từ nhẹ đến nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy mà việc cung cấp sắt cho cơ thể là cần thiết hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ sung sắt rất quen thuộc mà chúng ta có thể ăn hàng ngày.
Chất sắt có vai trò gì đối với cơ thể?
Sắt là một loại khoáng chất không thể thiếu nếu như chúng ta muốn có cuộc sống khỏe mạnh. Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thiếu máu và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể… Một số tác dụng nổi bật của chất sắt đối với cơ thể có thể kể đến như:
- Là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong máu
Một trong những vai trò quan trọng nhất của chất sắt là cấu tạo nên hemoglobin – một loại protein có trong hồng cầu. Hemoglobin đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Nếu không có sắt sẽ không có hemoglobin, các nhà khoa học tìm thấy đến 70% lượng sắt trong cơ thể có trong hemoglobin.
Thiếu hụt sắt sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, gây ra thiếu máu, mệt mỏi, choáng váng. Do đó, lượng chất sắt cần thiết cho trẻ em trẻ em từ 1 – 10 tuổi là 10mg/ngày; những người trưởng thành được khuyến nghị bổ sung cho cơ thể 18 mg sắt/ngày đối với phụ nữ và 8 mg/ ngày đối với nam giới.
- Giúp cơ bắp săn chắc hơn
Chất sắt còn có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ bắp săn chắc hơn. Nếu được cung cấp đầy đủ vi khoáng sắt, cơ bắp sẽ chắc và có độ đàn hồi cao. Nồng độ chất sắt thấp dễ khiến cơ bắp phục hồi chậm sau khi tập luyện, hoạt động quá mức… dẫn đến nhức mỏi.
- Sắt hỗ trợ đắc lực cho chức năng não bộ
Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong máu đến các bộ phận trong cơ thể. Trong đó, não người cần đến 20% oxy để thực hiện các chức năng một cách tốt nhất. Nếu não được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu thì nó sẽ sản sinh các nơ-ron thần kinh mới và chức năng nhận thức của não cũng sẽ được tăng cường. Thiếu sắt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng giảm khả năng ghi nhớ, thiếu tập trung, chậm tiếp thu.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Sắt là một trong những loại vi khoáng thiết yếu tham gia vào hoạt động tăng cường hệ thống miễn dịch. Một khi bị thiếu sắt, hệ thống miễn dịch sẽ bị yếu đi và gặp khó khăn trong việc chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tuy nhiên, việc dư thừa sắt cũng có thể gây trở ngại cho hệ thống miễn dịch, do đó, chúng ta cần bổ sung sắt với liều lượng vừa phải, thích hợp.
- Ổn định thân nhiệt cơ thể
Chất sắt giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể. Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò quan trọng trọng quá trình trao đổi chất. Cung cấp đủ khoáng chất sắt sẽ đảm bảo nhiệt độ cơ thể được điểu chỉnh tốt hơn. Nếu hay bị lạnh, rất có thể bạn đang bị thiếu chất sắt.
- Góp phần tạo ra năng lượng
Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu mà thiếu máu lại ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng, do đó, chúng ta cần đảm bảo đầy đủ vi chất sắt để tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp các hoạt động tạo ra năng lượng trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM:
Khám phá các loại thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể
Một số loại thực phẩm bổ sung sắt dưới đây vừa ngon lại rất dễ tìm, chúng ta có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Các loại đậu
Một số loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu mắt đen, đậu nành là nguồn cung cấp vi khoáng sắt dồi dào. Một nửa chén đậu đen có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu sắt cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, trong đậu đen ngoài sắt còn chứa nguồn molybdenum phong phú giúp cho việc hấp thu sắt được dễ dàng hơn.
- Các loại rau có lá màu xanh đậm
Thông thường, rau màu xanh đậm là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Chẳng hạn trong 100gram rau chân vịt (cải bó xôi) có chứa đến 4 mg sắt. Rau xanh đậm cũng giàu vitamin D giúp cho việc hấp thu sắt dễ dàng hơn.
- Các loại hạt
Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều hay đậu phộng, hạt mè, hạt óc chó cũng rất giàu sắt. Trong đó, hạt điều chứa lượng sắt rất cao. Trong 30 gram hạt điều có 2 mg sắt, một thìa hạt mè có chứa đến 1,3mg sắt. Chúng ta có thể ăn các loại hạt này xen kẽ giữa các bữa ăn như một món ăn nhẹ.
- Trái cây
Trái cây cũng là nguồn cung cấp chất sắt không thua kém gì các loại thực phẩm trên. Trong đó, dưa hấu và lựu là hai loại quả không chỉ ngon mà còn rất giàu chất sắt. Trong 1 cốc nước ép dưa hấu chứa 0.4 mg sắt, 100 gram quả lựu có chứa 0,3 miligram sắt. Ngoài ra, hai loại trái cây này còn giàu vitamin và các khoáng chất khác rất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, A, canxi…
- Một số loại củ
Khoai lang, củ dền đỏ, củ cải đỏ, khoai tây… cũng chứa hàm lượng sắt cao rất đáng nể. Đặc biệt, hàm lượng chất sắt cao trong củ dền có thể giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Ngoài ra lượng vi chất đồng trong củ dền còn giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Do đó, củ dền đỏ được xem là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao.
- Thủy sản
Cá thu, cá hồi, hàu, tôm, cua, sò huyết… có chứa hàm lượng sắt cao, ví dụ trung bình 6 con hàu có thể chứa tới 4mg sắt. Hàu lại rất giàu acid amin, giúp chống lại mệt mỏi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đối với các loại thủy hải sản, nếu không phải ăn sống tại chỗ khi vừa bắt lên, tốt nhất là chúng ta nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Nước điện giải ion kiềm
Nước điện giải ion kiềm nhờ quá trình lọc giữ khoáng nên rất giàu vi khoáng tự nhiên dạng ion, trong đó có vi khoáng sắt. Dưới dạng ion, vi khoáng sắt sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thu, từ đó hỗ trợ các hoạt động chuyển hóa nhanh và hiệu quả hơn.
Không những vậy, nước điện giải ion kiềm còn dồi dào chất chống oxy hóa (hydrogen), giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh và có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ. Vì vậy, nước điện giải ion kiềm khi vào cơ thể sẽ loại bỏ gốc tự do, cân bằng môi trường axit – kiềm, giải độc cho cơ thể nhanh chóng, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, gout…
Tìm hiểu về các loại thực phẩm bổ sung sắt từ đó lựa chọn và bổ sung cho cơ thể sẽ góp phần giúp cho chúng ta khỏe mạnh hơn.
Theo: http://ioniavietnam.com/