Ngày nay, lối sống hiện đại làm cho chúng ta ít có thời gian quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Những bữa ăn vội, những loại thức ăn nhanh tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, căng thẳng, srtess, khói bụi ô nhiễm… làm cho con người dễ dàng đối mặt với các nguy cơ bệnh tật. Đặc biệt, những năm gần đây, số người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược axit dạ dày, viêm đại tràng… ngày càng tăng cao. Vậy nước điện giải ion kiềm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như thế nào?
Nước điện giải ion kiềm là gì?
Nước điện giải ion kiềm có tên tiếng Anh là Alkaline ionized water, tên tiếng Nhật là Kangen (nước hoàn nguyên), còn người Việt thì hay gọi là nước ion kiềm, nước kiềm. Nước ion kiềm là nước được sản xuất bằng công nghệ điện giải (hay điện phân) trải qua quá trình tách nước thành dạng ion H+ và OH- để thay đổi độ pH của nước sao cho độ pH của nước trong khoảng 8.5 – 9.0 – 9.5.
Nước điện giải ion kiềm được nghiên cứu và chế tạo thành công vào khoảng những năm 1940 bởi các nhà khoa học Nhật Bản. Từ năm 1965, Bộ Y Tế Nhật Bản đã ra thông các dược phẩm số 763 khuyến khích người dân sử dụng loại nước này để tăng cường sức khỏe đồng thời ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Hiện nay, đã có hàng nghìn bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng thế giới khuyên dùng loại nước này để hỗ trợ điều trị bệnh.
Nhận thấy công năng tuyệt vời của máy lọc nước ion kiềm, nhiều quốc gia trên thế giới cũng bắt đàu sản xuất loại máy này nhằm đem lại nguồn nước tốt cho nhiều người hơn nữa. Trong các quốc gia đó, nổi bật lên cái tên Hàn Quốc, một trong những đất nước cũng có công nghệ lọc và điện giải nước hàng đầu thế giới.
Nước điện giải ion kiềm hỗ trợ điều trị các bênh về đường tiêu hóa như thế nào?
- Bệnh về đường tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa của con người bao gồm ống tiêu hóa với các bộ phận thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa như lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật. Bệnh về đường tiêu hóa là những bệnh liên quan đến các bộ phận trong hệ tiêu hóa của con người.
Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp hiện nay là: đau dạ dày, trào ngược axit dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón…
- Một số triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp
Đau dạ dày, trào ngược axit dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa thường bắt đầu bằng những cơn đau co thắt ở vùng bụng. Những căn bệnh này thường có biểu hiện tự như nhau, khiến cho nhiều người nhầm lẫn và không xác định đúng bệnh từ đó gây khó khăn cho quá trình điều trị. Cùng là cơn đau bụng nhưng với mỗi loại bệnh vị trí đau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cũng sẽ có 1 số dấu hiệu riêng biệt để bạn nhận biết từng căn bệnh khác nhau:
Đau dạ dày: triệu chứng thường là cảm giác đau âm ỷ, nóng rát ở vị trí ngay vùng thượng vị, đôi khi có thể lan lên ngực hoặc ở sau lưng. Cơn đau sẽ diễn ra khi bệnh nhân quá no, quá đói. Đặc biệt khi tiêu thụ các loại đồ ăn cay, chua, đồ uống có cồn… cơ thể bạn sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi, ở chua, đầy bụng, khó tiêu, cảm giác buồn nôn.
Tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày tại Việt Nam hiện nay rất cao và có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng. Trên thế giới số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày chiếm từ 5 đến 10% toàn dân số trong khi ở nước ta con số này đã lên đến hơn 7%. Theo thống kê của Thư viện Y tế quốc gia Mỹ thì tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng trong vòng 2 năm là 3,02% nhưng sẽ tăng lên đến 83,9% đối với các bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc chống viêm.
Viêm đại tràng: vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái. Đau lan dọc theo khung đại tràng. Cơn đau thường quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót đi ngoài , đi ngoài được thì giảm đau. Cơn đau dễ tái phát, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn (do đại tràng co bóp) khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, khi đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.
Rối loạn tiêu hóa: bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lẩm nhẩm, đầy bụng, nóng rát ở vùng bụng dưới bên tay trái sau đó lan rộng vùng khác. Đôi lúc người bệnh lại có cảm giác đầy hơi, ợ chua, kèm theo tình trạng tiêu hóa bị rối loạn, lúc tiêu chảy, lúc táo bón.
- Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh tiêu hóa, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có tính axit như thịt đỏ, đồ nướng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, uống nhiều rượu bia hay các loại nước có cồn khác, sử dụng nhiều chất kích thích… Việc sử dụng bia rượu quá mức sẽ làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa khiến nhu động ruột của ống tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạy dày và đại tràng bị mất tác dụng, làm rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và làm thay đổi quá trình sinh hóa tái hấp thu và đào thải ở đại tràng. Từ đó, làm cho các chứng năng chính của dạ dày và đại trạng bị rối loạn gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều lần, gây ra bệnh đau dạ dày và viêm đại tràng
Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa. Ăn uống thất thường sẽ khiến cho dạ dày co bóp trong tình trạng trống rỗng, thiếu đi dịch vị, khiến cho người bệnh ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém.
Sử dụng thực phẩm bẩn: một số loại rau củ quả ngày nay còn tồn dư rất nhiều thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, phân hóa học, chất bảo quản. Khi sử dụng phải những thực phẩm bẩn này, chúng ta đã vô tình đưa vào cơ thể lượng lớn hóa chất độc lại, tác động trực tiếp lên thành ruột, ảnh hưởng đến niêm mạc ruột dẫn đến đau dạ dày, đại tràng.
Môi trường ô nhiễm: khói bụi, khí thải, mùi hóa chất tấn công vào cơ thể làm cho cơ thể tích tụ một khối lượng lớn độc tố, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ thể trong đó có hệ tiêu hóa và đại tràng.
Stress: khi chúng ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress sẽ làm cho cơ thể tăng cường cơ chế tiết dịch axit HCL trong dạ dày, khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến đau dạ dày.
Lười vận động, ngồi lâu, đứng nhiều: do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài hoặc thậm chí không có thời gian tập vài động tác thể dục đơn giản, khiến các cơ trên toàn bộ cơ thể không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Đồng thời toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều này gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, làm tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ và cơ thắt hậu môn ngày càng trở nên suy yếu trở nên sưng phồng quá mức, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, việc ngồi lì một chỗ và lười vận động còn khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, dễ gây ra chứng táo bón và nhiều bệnh đường ruột khác.
- Nước điện giải ion kiềm hỗ trợ điều trị các bênh về đường tiêu hóa
Đối với bệnh viêm đại tràng
Nước điện giải ion kiềm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng 1 số tác dụng sau:
Cân bằng môi trường pH ở ổ loét và khu vực xung quanh ổ loét
Tẩy rửa các tế bào chết, các tác nhân gây bệnh tích tụ trong ổ loét
Thải các chất độc trong tế bào niêm mạc đại tràng nhờ nước có phân tử nhỏ nên dễ đi qua màng tế bào
Loại bỏ các gốc tự do bao quanh màng tế bào, giúp tăng cường oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào
Ngăn chặn khả năng ung thư hóa do viêm đại tràng mãn tính
Ở bệnh viêm đại tràng, các ổ loét thường là các ổ viêm nhiễm, chứa nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút. Do tế bào và mô ở các ổ loét ở niêm mạc đại tràng bị tổn thương trường diễn nên môi trường ở vết loét và xung quang các vết loét sẽ bị axit hóa, do đó sẽ có nhiều chất độc hại được thải ra. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ làm phát sinh nhiều gốc tự do bao quanh tế bào niêm mạc ruột, gây tình trạng thiếu oxy tế bào và cản trở chức năng sinh lý của niêm mạc đại tràng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ung thư đại tràng. Vì lẽ đó mà việc thanh lọc đại tràng, tẩy rửa các gốc tự do cho tế bào để cân bằng lại môi trường axit – kiềm cho ruột, đại tràng là điều quan trọng trong chữa viêm loét đại tràng mãn tính. Nước điện giải ion kiềm có tính kiềm tự nhiên như rau xanh, đặc biệt là nước có khả năng chống oxy hóa cao nên nó có khả năng tẩy rửa, loại bỏ các chất độc trong cơ thể, cũng như trong đường ruột giúp nhanh phục hồi vết loét và ngăn ngừa sự hình thành ung thư…
Đối với bệnh đau dạ dày
Nếu dùng nước ion kiềm để chữa bệnh đau dạ dày, thì sẽ có một câu hỏi đặt ra là: Nếu chúng ta uống nước kiềm vào trong dạ dày sẽ khiến pH trong dạ dày bớt axit đi thì điều gì sẽ xảy ra?
Nhà khoa học Sang Whang đã trả lời cho thắc mắc này như sau: Để tiêu hóa thức ăn và giết chết các loại vi khuẩn và vi rút trong dạ dày thì dạ dày (bao tử) luôn tiết ra axit để giá trị PH dạ dày được duy trì ở mức khoảng 2- 4. Khi chúng ta ăn thức ăn và uống nước, đặc biệt là nước kiềm, giá trị pH trong dạ dày tăng lên. Điều này xảy ra thì sẽ có một cơ chế phản hồi trong dạ dày bắt buộc thành dạ dày tiết ra axit hydrochloric nhiều hơn để đưa pH trong dạ dày trở về 4 theo cơ chế tự cân bằng.
Một nghiên cứu bệnh học khác đã cho những lời giải thích như sau:
Các thành phần trong tế bào dạ dày tạo ra axit hydrochloric (HCl) là carbon dioxide (CO2), nước (H2O), và natri clorua (NaCl) hoặc kali clorua (KCl) theo phản ứng sau:
NaCl + H2O + CO2 = HCl + NaHCO3, hoặc
KCl + H2O + CO2 = HCl + KHCO3
Như chúng ta có thể thấy, các sản phẩm phụ của việc sản xuất ra axít clohiđric ( HCL) là sodium bicarbonate (NaHCO3) hoặc kali bicarbonate (KHCO3), và đi vào trong máu. Những bicacbonat là bộ đệm kiềm trung hòa axit dư thừa trong máu, hòa tan chất thải axit rắn thành dạng lỏng. Khi chúng trung hòa các chất thải có tính axit rắn thì carbon dioxide ( CO2) được tạo thành sẽ được thải qua phổi. Khi lớn tuổi cơ thể của chúng ta bắt đầu lão hóa, các bộ đệm kiềm sẽ thấp hơn điều đó dẫn tới hiện tượng nhiễm toan. Vì bộ đệm không đủ để trung hòa axit, các chất thải có tính axit tích tụ tự nhiên trong cơ thể của chúng ta. Do đó có một mối quan hệ giữa quá trình lão hóa và sự tích tụ của axit. Trong cơ thể các bộ phận đều có các mức PH khác nhau. Mỗi một bộ phận đều có cơ chế tự cân bằng để đưa PH về con số ổn định. Trong các tế bào khỏe mạnh thường có tính kiềm nhẹ. Tuy nhiên thực tế cho thấy các tế bào thường nhiễm axit do quá trình tiêu hóa và những căng thẳng hoặc do ô nhiễm môi trường, vì vậy uống nước kiềm thường xuyên sẽ kiềm hóa cơ thể và giúp tế bào cơ thể có tính kiềm nhẹ. Khi giá trị PH dạ dày càng lên cao hơn 4, thành dạ dày sẽ tiết ra axit HCL để hạ PH xuống về mức cân bằng đồng nghĩa với có thêm bộ đệm kiềm bổ sung trong máu. Tuy nhiên, nếu giá trị độ pH dưới 4 và quá axit vì một lý do nào đó thì sẽ gây loét dạ dày. Trong trường hợp này, acid hydrochloric không được sản xuất bởi các thành dạ dày, do đó sẽ không có bộ đệm kiềm được bổ sung vào máu như vậy máu sẽ bị nhiễm axit .
Đó là lý do tại sao chúng ta cần uống nước có tính kiềm, để giảm đau dạ dày khi có tính axit. Trong cơ thể khi sản sinh ra axit thì cũng đồng thời sản sinh ra kiềm. Chẳng hạn, sau khi thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa, nó phải đi ra đến ruột non. Phần thức ăn này đã được ngấm dịch vị, tại thời điểm này phần thức ăn đó có tính axit nên nó sẽ làm hỏng đường ruột. Để tránh vấn đề này, tụy (được gọi là dịch tụy) sẽ tiết ra sodium bicarbonate, và được pha trộn với các thực phẩm có tính axit kia để kiềm hóa khối thức ăn đó trong ruột. Từ các công thức trên ta thấy rằng để sản xuất Bicacbonat, tuyến tụy phải tạo ra axit hydrochloric, và đi vào trong máu của chúng ta. Có một hiện tượng mà chúng ta cần biết đó là sau một bữa ăn quá no chúng ta sẽ trải qua cơn buồn ngủ. Vậy lý do tại sao lại có hiện tượng này? Thật vậy đó chính là lượng thức ăn trong dạ dày quá nhiều khi chuyển xuống ruột sẽ phải tiêu thụ nhiều sodium bicarbonate đồng thời sản sinh ra lượng axit HCL tương ứng đi vào máu và axit clohiđric là thành phần chính trong thuốc kháng histamin gây buồn ngủ. Kiềm hoặc axit được sản xuất bởi cơ thể phải có một axit hoặc kiềm được sản xuất tương ứng bởi cơ thể; Tuy nhiên, kiềm cung cấp từ bên ngoài cơ thể, giống như uống nước kiềm, kết quả đem lại nhiều lợi ích của độ kiềm trong cơ thể của chúng ta.
Đối với bệnh đường ruột mãn tính
Tiến sĩ Testsuji Hokudou, Giám đốc khoa tiêu hóa (Gastroenterology), Bệnh viện quốc gia Ohkura, đại diện cho Ủy ban nước kiềm (the Committee of Alkaline Ionized Water Electrolyzers) trình bày “Kết quả thử nghiệm lâm sàng về sử dụng nước i-on kiềm” trong nghiên cứu của mình tại Đại hội Y tế Nhật Bản lần thứ 25 vào ngày 2/4/1999. Các triệu chứng sau đây đã được kiểm tra trong các thử nghiệm lâm sàng: Rối loạn tiêu hóa mãn tính (do viêm đại tràng, viêm ruột mãn tính); Táo bón; Quá trình lên men đường ruột bất thường; Hyperchylia.
Kết quả đối với rối loạn tiêu hóa
25 tình nguyện viên có triệu chứng bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa được uống 1 lít nước ion kiềm (pH 9.5)/ngày trong hai tuần. Kết quả như sau: 88% trong số họ cảm thấy phần nào được cải thiện; Không ai có biểu hiện triệu chứng tồi tệ hơn; 52% thấy được cải thiện một phần; 24% được cải thiện; 12% được cải thiện nhiều và 12% không thấy thay đổi gì.
Kết quả đối với các trường hợp táo bón
163 tình nguyện viên có những triệu chứng của táo bón được chia thành 2 nhóm, một nhóm uống nước sạch và một nhóm uống nước điện giải ion kiềm. Tình nguyện viên được yêu cầu uống với số lượng 500ml/ngày trong bốn tuần.Tỷ lệ cải thiện chung ở nhóm sử dụng nước ion kiềm cao hơn đáng kể so với nhóm dùng nước bình thường. Nước ion kiềm có hiệu quả ở 79% các tình nguyện viên sử dụng nước kiềm, so với tỷ lệ 64,9% ở nhóm dùng nước sạch. Tỷ lệ không hiệu quả ở nhóm sử dụng nước i-on kiềm là 21% số người tình nguyện trong khi đó tỷ lệ này là 35,1% ở nhóm người sử dụng nước sạch.
Kết quả đối với các trường hợp tiêu chảy
Theo thử nghiệm lâm sàng cho thấy nước kiềm có hiệu quả chống lại tiêu chảy mãn tính hơn nước sạch. Nước kiềm có hiệu quả ở 94,1% số tình nguyện viên so với 64,7% ở nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu khác phát hành tại Đại hội tuyên bố rằng nước kiềm đã được chứng minh hiệu quả chống lại các rối loạn niêm mạc dạ dày bao gồm loét dạ dày. Trong phiên chất vấn, Ts. Toshikazu Yoshikawa đã phát biểu trong phiên họp toàn thể của Đại hội: “Những nghiên cứu của tôi tiến hành cho thấy rằng sử dụng nước ion kiềm có thể ngăn ngừa tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Vấn đề hiện nay là phải tìm ra cơ chế của nó. Trước hết, tôi nghĩ rằng nước ion kiềm hoạt động theo cách tương tự như một thuốc kháng acid dạ dày thông thường chống lại axit”.
Đó là một số dẫn chứng khoa học về nước điện giải ion kiềm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như thế nào. Nước điện giải ion kiềm với các tính chất quý giá của mình, đã và đang được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế cùng hàng triệu người trên thế giới tin dùng.
Nguồn bởi www.ioniavietnam.com