Đạp xe đạp là một trong những mốn thể vừa có lợi cho sức khỏe lại vừa phù hợp với cả nam và nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy đạp xe đạp có tác dụng gì? Cùng Ionia tìm hiểu thử xem nhé!
Khám phá đạp xe đạp có tác dụng gì?
- Giúp cơ thể săn chắc hơn
Sau khi đạp xe đạp được một thời gian, bạn chắc chắn sẽ dễ dàng nhận ra được những thay đổi tích cực của cơ thể, đầu tiên là ở các búi cơ trên chân. Nhờ vào hoạt động đạp liên tục và dồn dập mà đôi chân của bạn sẽ trở nên săn chắc và thon gọn hơn, bạn có thể dễ dàng đốt cháy được lượng mỡ thừa ở đùi và chân – hai vị trí khó giảm mỡ nhất trên cơ thể.
Việc đạp xe đạp không chỉ có tác dụng ở phần thân dưới như chân, bụng mà khi đạp xe, đặc biệt là ở những địa hình dốc, núi,.. thì vai và cánh tay cũng phải hoạt động tối đa để đạt được hiệu suất đạp xe hoàn hảo nhất. Nhờ vậy, cánh tay và vai sẽ săn chắc và khỏe mạnh hơn sau những buổi tập luyện.
- Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Nhiềunghiên cứu cho thấy, đi xe đạp kết hợp với các biện pháp tập thể dục khác giúp cải thiện hệ tim mạch, đồng thời giảm những nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành.
Theo Hiệp hội Y khoa Anh quốc, đi xe đạp 20km/tuần có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch 50%. Một nghiên cứu khác với 10.000 cán bộ, công chức cho thấy, nhóm công chức đi xe đạp khoảng 20 dặm trong một tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch hơn nhóm người còn lại.
Ngoài ra, đi xe đạp hàng ngày đặc biệt tốt với người bị huyết áp cao. Chỉ cần dành thời gian vừa phải đi xe đạp hàng ngày có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, đột quỵ.
- Tăng sức mạnh cho hệ xương và phát triển kỹ năng phối hợp
Các bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Đạp xe đạp thường xuyên sẽ giúp tăng cường tích cực đến mật độ xương, giúp bảo vệ, tăng sức mạnh của hệ xương. Không những vậy, tư thế khi đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới cột sống được tăng cường và có thể kích thích các cơ bắp nhỏ của các đốt sống. Điều này giúp giảm nguy cơ đau lưng và các vấn đề khác cho người đi xe đạp.
Ngoài ra, việc phải sử dụng cả hai chân và hai tay giữ cho xe được cân bằng với trọng lượng cơ thể khi đi xe là những bài thực hành tốt đối giúp phát triển những kỹ năng phối hợp của bạn.
- Giúp giảm cân, duy trì cân nặng ổn định
Việc đạp xe đạp hàng ngày có thể giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể. Từ đó làm giảm trọng lượng và giảm cholesterol giúp cơ thể khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Anh quốc, mỗi giờ đạp xe giúp đốt cháy khoảng 300 calo. Nếu đạp xe đạp đều đặn mỗi ngày 30 phút, bạn sẽ giảm 11kg trong vòng một năm. Không những thế, việc đạp xe còn còn giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất sau mỗi lần hoàn thành chuyến đi.
- Tốt cho hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư
Việc đạp xe đạp có liên quan đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Luyện tập thể chất thường xuyên bằng việc “làm bạn” với xe đạp đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy, ung thư nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, hoạt động đạp xe đạp còn rất tốt cho phổi.
- Cải thiện tinh thần
Đi xe đạp ngoài trời có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý rất hiệu quả. Kiểu vận động vừa phải này sẽ giúp cơ thể tiết một loại hormone tên là endorphins β – một loại “hormone hạnh phúc” có thể giúp con người thoát khỏi lo lắng, tinh thần vui vẻ, sảng khoái, lạc quan hơn.
Ngoài ra, việc dùng lực toàn thân trong quá trình đạp xe sẽ giúp thu hẹp mạch máu, khiến tuần hoàn máu được đẩy nhanh hơn, não bộ hấp thụ được nhiều oxy hơn, giúp tâm trung tinh thần, trí lực sáng suốt, tai thính, mắt tinh.
BÀI VIẾT SỨC KHỎE KHÁC:
Một số lưu ý cho người tập thể thao bằng cách đi xe đạp
Người luyện tập sức khỏe bằng cách đi xe đạp nên chú ý hoạt động đạp xe sao cho phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi và giới tính. Luyện tập vừa sức, liên tục, bền bỉ sẽ mang lại kết quả tốt và lau dài.
Người đạp xe đạp cũng cần lưu ý đạp xe đúng tư thế để mang lại hiệu quả luyện tập tốt nhất. Những tư thế như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng…đều là những tư thế không chuẩn xác. Bạn có thể tham khảo tư thế đạp đúng như sau: cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duổi thẳng, hóp chặt bụng, thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời hãy chú ý tới nhịp điệu đạp xe.
Thêm nữa, động tác đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp và cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Kết hợp 4 động tác này không chỉ giúp tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.
Tốc độ cũng ảnh hưởng đến kết quả đạp xe đạp. Đạp xe với tốc độ vừa phải, vừa sức đã rất tốt cho sức khỏe. Nhưng kết quả sẽ tốt hơn 3 lần nếu chúng ta biết cách đạp với hết khả năng của mình. Chẳng hạn, trong một buổi đạp xe kéo dài 30 phút: 10 phút đầu chúng ta sẽ đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng cơ thể, 10 phút sau đó, chúng ta đạp nhanh hết mức có thể. Ở giữa giai đoạn đạp nhanh, người tập sẽ có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi, và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt. 10 phút cuối sẽ là thời gian thả lỏng nên cần đạp chậm để về nhà.
Lưu ý, nếu tình trạng sức khỏe không tốt, hoặc mắc các vấn đề về tim mạch, bạn không cần phải đạp nhanh hết mức.
Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn đọc biết được thêm nhiều thông tin về việc đạp xe đạp có tác dụng gì. Đi xe đạp là một trong những hoạt động thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bất cư sai cũng có thể luyện tập để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Theo: http://ioniavietnam.com/