“Ăn gì để hết mụn?” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bởi mụn không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của ngoại hình chúng ta mà còn là dấu hiệu cảnh báo da và sức khỏe bên trong có vấn đề. Không chỉ các tác nhân bên ngoài mà yếu tố ăn uống bên trong cũng ảnh hưởng đến việc nổi hay không nổi mụn.
Tìm hiểu về mụn và nguyên nhân gây mụn
Mụn là hiện tượng một khối u nhỏ bất thường nổi trên bề mặt da. Mụn là một loại bệnh da liễu xảy ra do những thay đổi trong tuyến mồ hôi và lỗ chân lông. Mụn xuất hiện có thể là do do viêm chân lông hoặc do rối loạn nội tiết tố. Về mặt bệnh lý, mụn da liễu ở người thường là những tổn thương trên da, biểu hiện bằng một vùng điểm nhỏ, có thể làm đau, đỏ, sưng tấy hoặc làm mủ. Tùy theo nguyên nhân mà có thể có nhiều loại mụn khác nhau như mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nước, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cóc, mụn bọc, mụn dưới da…
Người ta chia nguyên nhân gây ra mụn thành hai loại: nguyên nhân bên trong (nội sinh) và nguyên nhân bên ngoài (ngoại sinh)
Nguyên nhân gây mụn từ bên trong
Do rối loạn hormone (rối loạn nội tiết tố): rối loạn hormone tuổi dậy thì, trước khi hành kinh hoặc ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do uống thuốc ngừa thai có thể là nguyên nhân gây mụn.
Do căng thẳng thần kinh, stress: tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone gây ra mụn.
Do chế độ ăn uống không hợp lý: ăn nhiều đường, nhiều chất béo, chất gây nhiệt như cà phê, trà, tiêu, ớt… cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn ở người.
Thức khuya, mất ngủ: thức khuya, mất ngủ sẽ làm mất quân bình hormone gây mụn. Một giấc ngủ sâu là vô cùng cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, giải độc, cân bằng nội tiết tố.
Do di truyền: nếu các thế hệ trước của gia đình có tiền sử bị mụn thì thế hệ sau cũng có thể bị mụn.
Do sự tích tụ độc tố trong cơ thể: dạ dày hoạt động không tốt hoặc ruột và gan không thể lọc hết độc tố từ thức ăn, khí thải, hóa chất tấn công vào cơ thể thì lượng chất độc dư thừa sẽ được bài tiết qua phổi và da gây mụn.
Nguyên nhân gây mụn do tác động bên ngoài
Vi khuẩn, ô nhiễm: các yếu tố từ môi trường ô nhiễm như khói bụi, khí thải, hóa chất… hoặc vi khuẩn khi bám vào da mà không được làm sạch thì sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn.
Do ánh nắng mặt trời: nhiều nghiên cứu cho thấy việc để da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng cũng gây ra mụn.
Do thời tiết, khí hậu: mùa nóng làm da đổ nhờn, mùa lạnh, khô khiến da bị mất nước, không thể cân bằng độ ẩm, từ đó hình thành mụn.
Do mỹ phẩm: một số loại mỹ phẩm không rõ xuất xứ hoặc có thành phần không hợp với loại da cũng có thể gây mụn hoặc làm cho tình trạng mụn nặng thêm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bí quyết ăn gì để hết mụn?
Muốn ngừa mụn hoặc điều trị mụn hiệu quả, chúng ta cần kết hợp hai yếu tố: chăm sóc da bên ngoài và sự khỏa mạnh bên trong. Bên cạnh việc giữ sạch, dưỡng ẩm, chống nhờn, cân bằng pH cho da… chúng ta cũng hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để giúp da khỏe mạnh từ bên trong nhằm ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mụn.
Bạn có thể tham khảo bổ sung một số loại thực phẩm, nước uống dưới đây để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả:
- Bắp cải
Bắp cải là nguồn cung cấp vitamin A, E dồi dào giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn. Đặc biệt trong bắp cải còn chứa nhiều chất chống oxy hoá và chất sắt, giúp tế bào máu tăng cường vận chuyển oxy nuôi dưỡng làn da, làm da khỏe và sạch mụn.
- Bơ
Quả bơ chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất như canxi, sắt, kali, magie… Việc thường xuyên ăn bơ hoặc uống sinh tố bơ sẽ khiến da thêm mịn và khỏe.
- Một số loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ, ngũ cốc chứa nhiều Vitamin E, cephalin và lecithin, giúp làm chậm sự lão hoá da, trị mụn, làm đẹp và khoẻ da.
- Các loại cá
Cá thu, cá trích, cá hồi chứa nhiều Omega 3 và axit béo, giúp da khỏe mạnh hơn và đẩy lùi sự xuất hiện của các loại mụn trên da mặt.
- Cam và các loại quả thuộc họ cam quýt
Cam, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin C, sắt, canxi… Thường xuyên ăn cam, bưởi hoặc uống nước cam, chanh sẽ làm da trắng sáng và giúp làm mờ dần sắc tố đen dưới da, loại trừ tàn nhang.
- Các loại rau củ quả có màu đỏ
Các loại củ, quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua… rất giàu vitamin A, E, có khả năng cân bằng, hàn gắn các tế bào da từ bên trong, làm cho da mặt luôn mịn màng.
- Dưa leo
Quả dưa leo (dưa chuột) chứa nhiều vitamin E có tác dụng thúc đẩy sự phân tách các tế bào, do đó làm chậm quá trình lão hoá da.
- Khoai tây và khoai lang
Khoai tây chứa nhiều vitamin và lycopene, giúp thúc đẩy quá trình sinh sản tế bào da mới, làm mờ các sắc tố đen như tàn nhang, vết nám trên da và làm giảm nguy cơ ung thư da.
Khoai langlại chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm chậm sự lão hóa của da, hỗ trợ quá trình trị mụn giúp da khỏe mạnh, hồng hào.
- Quả lựu
Lựu có khả năng chống oxy hóa cao hơn gấp 3 lần so với trà xanh, giúp da không bị khô, tạo hiệu ứng cân bằng trên da, làm se khít các lỗ chân lông, làm chậm lão hóa và đảm bảo cho làn da mềm mại, mịn màng.
- Tỏi
Tỏi có tác dụng khám viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn gây nên mụn.
- Rau má
Rau má có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, thải độc tố cho da mụn. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn.
Bên cạnh đó, điều đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị mụn là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống đủ nước sẽ các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, mang lại sự khỏe mạnh từ trong ra ngoài cơ thể.
Nước điện giải ion kiềm với tính kiềm tự nhiên như rau xanh, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng và có phân tử nước siêu nhỏ nên sẽ giúp cân bằng môi trường axit kiềm, loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa, thải độc cho cơ thể từ đó tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài, làm da dẻ hồng hào, tươi tắn, min màng và trẻ trung hơn.