Quế được xem là một loại thuốc quý trong Đông y vì tác dụng của quế đối với sức khỏe có rất nhiều. Hiện nay, nhiều vùng tại Việt Nam trồng cây quế để chế biến thành thuốc và xuất khẩu sang các nước khác. Cùng Ionia Việt Nam tìm hiểu về tác dụng của quế đối với sức khỏe nhé!
Tìm hiểu về cây quế
Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, thuộc họ long não (Lauraceae), tuổi đời có thể lên đến nghìn năm. Quế là cây thân gỗ to, cao 10-20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Quế thường mọc hoang trong rừng, hoặc được trồng bằng hạt, hay chiết cành. 5 năm sau khi trồng có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc phải sau 20-30 năm thì mới đạt chất lượng tốt nhất. Bóc vỏ quế vào khoáng tháng 4-5 hay 9-10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa.
Vỏ quế sau khi bóc đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh từ 3-7 ngày rồi lấy ra để chỗ mát cho khô. Cành quế thì thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng chế biến tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi, vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông nếu gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế thông bóc ở thân, cành to, dày gọi là quế nhục.
Một số cùng ở Việt Nam có lượng quế cao là Xã Trịnh Vạn, huyện Thường Xuân, (Thanh Hoá), Quỳ Châu, (Nghệ An) và Trà My (Quảng Nam).
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tác dụng của quế đối với sức khỏe
Trong Y học cổ truyền phương Đông, quế là một trong 4 loại thuốc quý là sâm, nhung, quế, phụ. Các sản phẩm của quế được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng kinh, tiếp thêm năng lượng, cải thiện tuần hoàn máu và hâm nóng cơ thể. Gần đây quế được dùng để hỗ trợ cai thuốc lá cùng một số gia vị khác như gừng, nghệ, húng láng, hoa cúc…
Quế có hương vị ngọt, cay và có mùi thơm đặc trưng. Quế được xem là nguồn cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và magie. Đồng thời, quế cũng chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine, chất xơ và chất chống oxy hoá nên nó có một số tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như sau:
Làm giảm cholesterol xấu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần uống nửa thìa bột quế hoặc thêm nó vào một số món ăn hàng ngày có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
Giảm viêm: Các triệu chứng viêm khớp, đau và sưng tấy có thể giảm chỉ với một thìa bột quế mỗi ngày.
Hỗ trợ tiêu hoá: Quế giúp làm giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong quế có thể trợ giúp cho những người bị hội chứng ruột kích thích.
Làm ấm cơ thể: Khi thêm quế vào chế độ ăn uống vào mùa lạnh, nó có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại cái giá lạnh của thời tiết.
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn: Các nhà khoa học Mỹ thuộc đại học Kansas State khẳng định rằng, quế có tác dụng tiêu diệt khuẩn E.coli. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ban đầu và nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy quế có thể phát huy tác dụng chống vi trùng và chống nấm. Quế trộn vào thức ăn sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tốc độ ôi thiu của thức ăn. Do đó quế được xem như chất bảo quản của tự nhiên, không độc hại mà còn có lợi cho sức khỏe con người.
Trị mụn trứng cá: Tinh dầu quế và vỏ quế là hợp chất cực mạnh chống lại mụn trứng cá. Hợp chất này giúp loại bỏ mụn nước, làm sáng da, ngăn ngừa mụn nhiễm trùng và lan rộng.
Ổn định nồng độ đường trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả: Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường đã được công bố vào năm 2003 trên Nhật báo y học “Daibetes Care” với sự tham gia của 60 người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mỗi ngày uống 1,3g quế dạng viên nén (tương đương 1/4 thìa cà phê) sẽ cho kết quả đường huyết khá ổn định.
Hỗ trợ chống ung thư: Có thể ngăn chặn nguy cơ ung thư ruột kết. Theo kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ thuộc US Department of Agriculture, bang Maryland công bố, quế có thể giảm thiểu sự lây lan của các tế bào ung thư.
Lưu ý, phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt không nên dùng quế. Đặc biệt khi dùng quế thì phải kiêng hành, hoặc dùng hành kiêng quế. Những người bị tiểu đường cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng quế để điều trị.