Rối loạn chuyển hóa không phải là một loại bệnh cụ thể nhưng nó là “cửa ngõ” dẫn con người đến con đường bệnh tật. Tìm hiểu về rối loạn chuyển hóa để biết cách phòng ngừa hoặc khắc phục cũng là một trong những cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Rối loạn chuyển hóa là gì?
Rối loạn chuyển hóa (hội chứng chuyển hóa) là hiện tượng cơ thể không thể hấp thu được hoặc ức chế tăng sinh khi thức ăn được đưa vào cơ gây ra nhiều biến chứng bệnh khác nhau.
Hội chúng chuyển hóa Không phải là một dạng bệnh cụ thể mà là một loạt những triệu chứng bất thường về sức khỏe như: cao huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu, tăng mỡ bụng, kháng insulin hoặc không dung nạp đường, tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu), tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu)…
Hiện nay, có gần ¼ số người trưởng thành trên toàn thế giới mắc hội chứng chuyển hóa. Tỷ lệ này tăng lên theo độ tuổi: khoảng 40% số người trên 50 tuổi tại Hoa Kỳ, và gần 30% dân số này ở châu Âu đang bị hội chứng chuyển hóa. Tại Việt Nam và châu Á nói chung, dù chưa có nghiên cứu thống kê cụ thể, nhưng số người mắc hội chứng chuyển hóa đang tăng nhanh chóng, kéo theo đó là những hệ lụy về sức khỏe đáng báo động.
Rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ2 lên 5 lần và bệnh tim mạch lên gấp 3 lần. Theo thống kê, khoảng 86% các bệnh nhân đái tháo đường đã mắc hội chúng chuyển hóa. Hội chứng này cũng có liên hệ đến sự gia tăng của các loại ung thư như ung thư vú, tụy, ruột già và gan.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM:
Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Một số yếu tố nguy cơ chính sau đây có thể gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa ở người:
Đề kháng insulin: Insulin là một loại hormone do tuyến tụy để giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đề kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu, khi đó insulin vẫn tiết ra nhiều mà ít có tác dụng làm giảm nồng độ đường trong máu. Đề kháng insulin xuất hiện trước và tạo điều kiện khỏi phát bệnh tiểu đường tuýp 2. Tăng insilin còn làm tăng tái hấp thu natri và nước ở ống thận, gây rối loạn tiết oxid nitric nội mạch, làm tăng huyết áp…
Lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh: tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều hóa chất, phụ gia công nghiệp, nhiều chất bột đường, nhiều chất béo trán, chất béo bảo hòa, thịt đỏ, đồ nướng… kết hợp với lối sống ít vận động, ít tập thể dục, hút thuốc lá, uống rượu bia… sẽ làm cho nguy cơ rối loạn chuyển hóa tăng lên cao hơn.
Mất cân bằng nội tiết (hormone): Do bệnh tật hoặc sai lầm trong việc dùng thuốc.
Tuổi tác: Rối loạn chuyển hóa xảy ra chưa đến 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Ngoài ra, các yến tố khác như di truyền, chủng tộc cũng ảnh hướng đến sự phát triển của hội chứng chuyển hóa.
Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) áp dụng chẩn đoán rối loạn chuyển hóa khi người bệnh có từ 3 yếu tố của hội chứng chuyển hóa trở lên trong các yếu tố sau:
Nam có vòng bụng ≥ 90cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm.
Triglycerid máu ≥ 150mg/dl.
Nồng độ HDL-C < 40mg/dl ở nam và <50mg/dl ở nữ
Huyết áp ≥ 130/85mmHg.
Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl.
Nếu chỉ có một trong những dấu hiệu nêu trên, không có nghĩa là bạn đã mắc hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, nếu có một dấu hiệu tăng lên bất thường, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một trong những chứng bệnh mạn tính như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường…
Người bị rối loạn chuyển hóa sẽ có nguy cơ rất cao mắc hai loại bệnh sau:
Bệnh tiểu đường: Nếu một người đã xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa mà không thay đổi lối sống để kiểm soát sức đề kháng insulin, glucose sẽ tiếp tục tăng sẽ có thể phát triển bệnh tiểu đường.
Bệnh tim mạch: Cholesterol và huyết áp cao có thể góp phần vào sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Những mảng bám có thể gây ra tình trạng các động mạch thu hẹp và cứng, có thể dẫn đến một cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Cách phòng ngừa rối loạn chuyển hóa
Chúng ta có thể hoàn toàn phòng ngừa được rối loạn chuyển hóa bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày.
- Tập thể dục: Các chuyên gia, bác sĩ khuyên chúng ta nên dành 30 đến 60 phút tập thể dục cường độ vừa phải, phù hợp với lứa tuổi, giới tính như đi bộ nhanh, chạy bộ, tập gym, yoga, đánh cầu lông…
- Giảm cân: Giảm đi ít nhất 5-10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm lượng insulin, huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.
- Ăn uống lành mạnh: Nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ chất béo không lành mạnh, ăn mặn, tránh các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp… Ăn nhiều trái cây, rau, cá và ngũ cốc. Uống nhiều nước tốt, đặc biệt là nước điện giải ion kiềm. Nước điện giải ion kiềm có 4 tính chất là: giàu tính kiềm tự nhiên, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng và phân tử nước sieu nhỏ giúp trung hòa axit dư thừa, loại bỏ gốc tự do, thải độc và cung cấp vi khoáng tự nhiên cho cơ thể. Từ đó nước điện giải ion kiềm giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, gout…
- Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng sức đề kháng insulin và làm nghiêm trọng hơn những hậu quả sức khỏe của hội chứng chuyển hóa.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát cân nặng, tình trạng glucose trong máu, cholesterol và huyết áp để đảm bảo rằng việc thay đổi lối sống của bạn đang diễn biến theo hướng tích cực.
Rối loạn chuyển hóa là một hội chứng nguy hiểm, là tiền đề hình thành các loại bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường. Do đó, chúng ta cần xây dựng lối sống, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để ngăn ngừa cũng như cải thiện hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Theo Ionia Việt Nam